CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH

Ban hành kèm theo Quyết định số:85/QĐ-TCYDCĐHN ngày 05 tháng 02 năm 2024 của Hiệu trưởng trường Trung cấp Y – Dược Cộng đồng Hà Nội

Tên ngành, nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính.

Mã ngành, nghề: 5480102 .

Trình độ đào tạo: Trung cấp.

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS trở lên.

Thời gian đào tạo: 02 năm.

  1. Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo

Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện: Sửa chữa các thành phần cơ bản của hệ thống máy tính; sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị ngoại vi của hệ thống máy tính; sửa chữa màn hình; sửa chữa máy in; lắp ráp phần cứng hệ thống máy tính; cài đặt phần mềm; thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng; sửa chữa máy tính xách tay; bảo dưỡng máy tính xách tay; bảo dưỡng hệ thống máy tính; nâng cấp hệ thống máy tính.

Người làm nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính thường làm việc tại các công ty có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các tòa nhà có trang bị hệ thống máy tính; các công ty kinh doanh máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính.

Người làm nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính đòi hỏi tính cẩn trọng, an toàn điện, điện tử; có phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm; có trình độ tiếng Anh, đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

  1. Mục tiêu đào tạo:

2.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo ra nhân lực trực tiếp cho sản xuất, thiết kế, chế tạo, lắp ráp, có năng lực làm việc trong lĩnh vực lắp ráp và sửa chữa máy tính; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc lắp ráp và sửa chữa máy tính trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; người học nghề sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm trong lĩnh vực lắp ráp và sửa chữa máy tính nói riêng và công nghệ công tin nói chung hoặc học lên trình độ cao đẳng, đại học hoặc tương đương.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Đào tạo trình độ trung cấp nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính để người học có khả năng thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính chất phức tạp của chuyên ngành sửa chữa và lắp ráp máy tính; người học có khả năng ứng dụng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong lĩnh vực kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính, cụ thể như sau:

– Kiến thức:

  • Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính điện tử.
  • Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính điện tử.
  • Đọc và hiểu các thông số kỹ thuật của các thành phần phần cứng máy tính điện tử.
  • Mô tả được việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính, kể cả các thiết bị ngoại vi.
  • Mô tả được việc tháo lắp, cài đặt, sửa chữa, và bảo trì máy tính xách tay.
  • Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

– Kỹ năng:

  • Lắp đặt hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi liên quan.
  • Lắp ráp, cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng khác.
  • Chẩn đoán, sửa chữa máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi liên quan.

+ Chẩn đoán và xử lý các sự cố phần mềm máy tính.

  • Bảo dưỡng hệ thống máy tính.
  • Quản lý được mạng LAN nhỏ.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm làm việc

+ Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi.

+ Chịu trách nhiệm cá nhân khi làm việc độc lập và trách nhiệm một phần khi làm việc nhóm.

+ Biết hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn.

+ Biết đánh giá hoạt động nhóm và kết quả thực hiện công việc

3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, sửa chữa và lắp ráp máy tính. Cụ thể như sau:

  • Làm việc tại các doanh nghiệp có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các toà nhà có trang bị hệ thống máy tính.
  • Làm việc tại các công ty chuyên kinh doanh máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính.
  • Làm việc tại các trường học ở vị trí phòng thực hành, xưởng thực tập, dạy học cho các đối tượng có bậc nghề thấp hơn.
  • Có thể học tiếp tục ở bậc cao đẳng, đại học.
  • Tự mở doanh nghiệp.

4. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

– Khối lượng môn học, mô đun: 20

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 55 tín chỉ = 1620 giờ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1365 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 419 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1152 giờ;

Kiểm tra định kỳ: 49 giờ

  1. Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề
TT

Mã năng lực

Tên năng lực

INăng lực cơ bản (năng lực chung)
1NLCB-01Tự rèn luyện sức khỏe
2NLCB-02Khả năng hiểu biết chính trị, pháp luật,
quốc phòng, an ninh
3NLCB-03Tiếng Anh bậc 1/6
4NLCB-04Sử dụng tin học cơ bản
5NLCB-05Làm việc hiệu quả trong nhóm
6NLCB-06Hoàn thành các nhiệm vụ hành chính hàng ngày
7NLCB-07Tham gia vào các hoạt động làm việc bền vững về môi trường
8NLCB-08Thực hiện sơ cứu cơ bản
9NLCB-09Bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả
IINăng lực cốt lõi (năng lực chuyên môn)
1NLCL-01Tiếp nhận và xử lý yêu cầu của khách hàng
2NLCL-02Tư vấn khách hàng
3NLCL-03Chuyển giao ca làm việc
4NLCL-04Xử lý các giao dịch tài chính cơ bản
5NLCL-05Phát triển mối quan hệ khách hàng
6NLCL-06Chuẩn bị và trình bày báo cáo
7NLCL-07Chuẩn bị các tài liệu liên quan bằng tiếng Anh
8NLCL-08Áp dụng các nguyên tắc về bản quyền phần mềm, sở hữu trí tuệ
9NLCL-09Chuẩn bị, vận hành, bảo quản máy tính và các thiết bị Công nghệ thông tin khác
10NLCL-10Lập kế hoạch sửa chữa bảo hành, bảo trì máy tính
11NLCL-11Triển khai các giải pháp bảo vệ dữ liệu
12NLCL-12Kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính
13NLCL-13Bảo trì máy tính
14NLCL-14Chẩn đoán tình trạng lỗi của máy tính
15NLCL-15Cài đặt phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, trình điều khiển thiết bị ngoại vi
16NLCL-16Phòng và chống Virus máy tính
17NLCL-17Xác định yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng phần mềm
18NLCL-18Thay thế chipset
19NLCL-19Sửa chữa nâng cao – Laptop
IIINăng lực nâng cao
1NLNC-01Xử lý sự cố BIOS, CMOS
2NLNC-02Xử lý số sự cố thường gặp của bo mạch chính
3NLNC-03Xử lý sự cố về CPU
4NLNC-04Xử lý sự cố về bộ nhớ RAM
5NLNC-05Xử lý sự cố về bộ nguồn
6NLNC-06Xử lý sự cố về máy in
7NLNC-07Đánh giá sản phẩm sau khi hoàn thiện

6. Nội dung chương trình

Mã MH/MĐTên môn học, môdunSố tín chỉThời gian học tập (giờ)
Tổng sốTrong đó
Lý thuyếtThực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luậnThi/ Kiểm tra
ICác môn học chung122559414813
MH01Giáo dục chính trị23015132
MH02Pháp luật115951
MH03Giáo dục thể chất1304242
MH04Giáo dục quốc  phòng – An ninh24521213
MH05Tin học24515291
MH06Ngoại ngữ49030564
IICác môn học, mô đun chuyên môn43122530088936
II.1Môn học, mô đun cơ sở 1534510023114
MĐ 07Internet24514292
MĐ 08Tin học văn phòng37514583
MĐ 09Hệ điều hành Windows24514292
MĐ 10Lập trình căn bản37515573
MĐ 11Mạng máy tính24515282
MĐ 12Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access36028302
II.2Môn học, mô đun chuyên môn bắt buộc3188020065822
MĐ 13Thiết kế mạng LAN36030273
MĐ 14Cấu trúc máy tính36029283
MĐ 15Lắp ráp và cài đặt máy tính49028584
MĐ 16Sửa chữa máy tính49029574
MĐ 17Sửa chữa máy in và Laptop24514292
MĐ 18Bảo trì hệ thống mạng49030564
MĐ 19Xây dựng phần mềm quản lý công văn24515282
MĐ 20Thực tập tốt nghiệp9400253750
Tổng cộng581480394103749