GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT NGÀNH ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG
1. Bậc học: | Trung cấp nghề |
2. Nhóm ngành đào tạo: | Sức khỏe |
3. Ngành đào tạo: | Điều dưỡng |
4. Mã số ngành đào tạo: | 5720501 |
5. Chức danh khi tốt nghiệp: | Điều dưỡng |
6. Thời gian đào tạo: | 24 tháng |
7. Đối tượng tuyển sinh: | Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có đầy đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh theo quy định của Nhà nước, có trình độ văn hóa tốt ngiệp THCS. |
8. Cơ sở đào tạo: | Trường Trung cấp Y – Dược cộng đồng Hà Nội |
9. Cơ sở làm việc: | Cơ sở y tế của Nhà nước hoặc cơ sở y tế ngoài công lập theo các quy chế tuyển dụng công chức và người lao động của Nhà nước. |
10. Bậc đào tạo sau khi ra trường: | Người Điều dưỡng trình độ trung cấp nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn có thể được đào tạo thành Điều dưỡng trưởng, Điều dưỡng chuyên khoa, Cao đẳng hoặc Đại học điều dưỡng. |
MÔ TẢ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG TRUNG CẤP
- Tiếp đón người bệnh, làm các thủ tục hành chính hướng dẫn người bệnh và thân nhân người bệnh thực hiện nội quy của các cơ sở y tế.
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, trạng thái tâm sinh lý, chất thải tình trạng ăn- uống của người bệnh,…Theo dõi và báo cáo những diễn biến bất thường cho thầy thuốc.
- Nhận định tình trạng người bệnh để lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc.
- Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh.
- Thực hiện các y lệnh của thầy thuốc đối với người bệnh.
- Phụ giúp thầy thuốc khi khám bệnh, thực hiện các thủ thuật trong chẩn đoán, điều trị.
- Thực hiện sơ cứu cấp cứu ban đầu.
- Chăm sóc người bệnh hấp hối tử vong.
- Giúp người bệnh vận động, luyện tập, phục hồi chức năng.
- Động viên người bệnh an tâm điều trị, hướng dẫn người bệnh và thân nhân người bệnh cách tự chăm sóc sau khi khám và điều trị.
- Phổ biến kiến thức về phòng bệnh và CSSK ban đầu cho người bệnh và thân nhân người bệnh.
- Tham gia hướng dẫn huấn luyện nhân viên mới và học sinh y tế thực tập tại đơn vị.
- Tham gia công tác hành chính/ quản lý hồ sơ sổ sách, bệnh án theo sự phân công.
- Quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị trong khoa, phòng, đơn vị.
- Thực hiện Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân và các quy định về chuyên môn của Bộ Y tế.
KHỐI LƯỢNG MÔN HỌC
Tổng số Môn học/Mô-đun: 28.
Tổng số Tín chỉ/Giờ học: 71 tín chỉ/1700 giờ học. Trong đó:
– 529 giờ học Lý thuyết.
– 1104 giờ học thực hành/thực tập.
– 66 giờ kiểm tra trên toàn khóa.
Thực tập thực tế:
– Học sinh Khóa 3: Đã đi thực tập và kết thúc đợt thực tập 02 tuần tại bệnh viện Đa Khoa Sơn Tây và Bệnh viện Bắc Thăng Long.
– Dự kiến thực tập 02 tuần cuối năm học 2020 – 2021 đối với học sinh khối 10 – Khóa 4.
Thực tập tốt nghiệp: Dự kiến 02 tuần cuối năm học 2020 – 2021 đối với học sinh khối 11 – Khóa 3 và cuối học kỳ 1 năm học 2021 – 2022 đối với khổi 10 – Khóa 4.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu chung:
Đào tạo người Điều dưỡng đa khoa có kiến thức, kỹ năng thực hành điều dưỡng bậc trung cấp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khỏe và tính mạng người bệnh, có đủ sức khỏe, không ngừng học tập để nâng cao trình độ.
- Mục tiêu cụ thể:
2.1. Kiến thức
Trình bày được những nội dung cơ bản về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
Phân tích được sự tác động của môi trường sống đối với sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì, cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.
Phân tích được tâm lý người bệnh, người nhà người bệnh.
Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về quy trình chăm sóc điều dưỡng.
Mô tả được các triệu chứng chính và các biện pháp phòng bệnh của các bệnh nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản phụ khoa và bệnh truyền nhiễm thường gặp.
Trình bày được luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
2.2. Kỹ năng
Thực hiện được các quy trình kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng cơ bản.
Thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh theo đúng quy trình điều dưỡng.
Áp dụng được một số biện pháp chăm sóc điều dưỡng bằng y học cổ truyền cho người bệnh.
Tham gia phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phương và phối hợp công tác phòng chống dịch.
Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng.
Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
2.3. Thái độ
Yêu ngành, yêu nghề, tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
Khiêm tốn học hỏi, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Bảo đảm an toàn cho người bệnh.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
– Người có bằng tốt nghiệp điều dưỡng được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở y tế của Nhà nước hoặc cơ sở y tế ngoài công lập theo các quy chế tuyển dụng viên chức và người lao động của Nhà nước.
– Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể tham gia thị trường xuất khẩu lao động tại Nhật Bản hoặc Cộng Hòa Liên Bang Đức.
QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI HỌC
- Buổi sáng học văn hóa theo chương trình THPT quốc gia. Buổi chiều học nghề theo Chương trình học của Nhà trường. Học sinh được tham gia kỳ thi Tốt nghiệp THPT toàn quốc, được dự tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc.
- Kinh phí học nghề được miễn phí 100% theo quy định tại Nghị định 86/2015/CP-NĐ do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 02 tháng 10 năm 2015: Học sinh được nhận kinh phí đào tạo theo quy định của Nhà nước cấp trả thông qua Phòng Lao Động tại địa phương (theo Sổ Hộ Khẩu gia đình), sau khi học sinh học sinh nhận kinh phí từ Nhà nước sẽ hoàn đóng lại cho Nhà trường.
- Trong quá trình học 3 năm tại nhà trường, học sinh được đào tạo tiếng Nhật miễn phí xuyên suốt quá trình học (Một số học sinh không lựa chọn học Tiếng Nhật).
- Kết thúc 3 năm học THPT: Học sinh được nhận 2 bằng Tốt nghiệp: Bằng Tốt nghiệp THPT và bằng Tốt nghiệp Trung cấp Chính quy ngành nghề tương ứng có giá trị trên toàn quốc.
- Sau khi Tốt nghiệp THPT và Trung cấp Nghề, học sinh có những lựa chọn sau:
+ Tham gia thị trường Xuất khẩu Lao động, Du học sinh tại Nhật Bản.
+ Tham gia thị trường Lao động trong nước.
+ Liên thông Cao đẳng, Đại học tại các trường tương ứng ngành nghề được học.
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI HỌC
- Học sinh học tập tại Trường Trung cấp Y – Dược Cộng đồng Hà Nội phải tuyệt đối tuân thủ Nội quy, Quy chế của Nhà trường.
- Học sinh phải hoàn thiện đầy đủ hồ sơ nhập học theo hướng dẫn của Giáo viên chủ nhiệm.
- Học sinh phải có ý thức nghề nghiệp, nghiêm túc học tập, tích cực tham gia các hoạt động do Nhà trường tổ chức.
- Học sinh phải có ý thức bảo vệ dụng cụ của cơ sở thực hành, tài sản của Nhà trường, nếu để học phải bồi hoàn theo quy định.
- Học sinh hoàn thiện đầy đủ các khoản thu, học phí học văn hóa theo quy định của Nhà trường; Hoàn đóng học phí học Nghề (đã được nhà Nước cấp) cho Nhà trường.
- Học sinh học Nghề cần nộp các khoản thu ngoài kinh phí được Nhà nước cấp bù:
+ Kinh phí in giáo trình, đề cương ôn tập, tài liệu ôn tập.
+ Kinh phí thi lại (Nếu học sinh có điểm tổng kết môn học dưới 5,0).
+ Kinh phí đồng phục nghề.
+ Kinh phí thực tập tại các cơ sở thực tập thực tế (Nhà máy, Bệnh viện): Thu theo thỏa thuận với các cơ sở thực tập.
+ Kinh phí ôn tập và thi tốt nghiệp.
(Các khoản thu Nhà trường sẽ thông báo tới từng Giáo viên chủ nhiệm trước 02 tuần khi triển khai thực hiện các nội dung có thu kinh phí)
- Học sinh học thực hành tại Nhà trường cần mặc trang phục theo yêu cầu Ngành nghề của giáo viên hướng dẫn, tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh thực tập tại các cơ sở thực tập thực tế cần tuyệt đối tuân thủ Nội quy của cơ sở thực tập, không tự ý làm việc khi chưa có sự đồng ý của Nhân viên cơ sở.